vị trí địa lý

Ngày 26/09/2020 21:29:44



1. Đặc điểm tự nhiên:

1.1. Vị trí địa lý:

Bát Mọt là xã thuộc vùng cao, vùng sâu của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 66 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 130 km.

Về vị trí tiếp giáp:

Phía Nam giáp xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Phía Tây giáp Cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Phía Đông giáp xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Phía Bắc giáp xã Yên Khương, huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.

1.2. Điều kiện tự nhiên.

Bát Mọt nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa hè khí hậu nóng đặc biệt là sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa Hạ (cuối tháng 4, đến tháng 6 có tới 20-30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh, hay có sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ hè sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét ảnh hưởng đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa đông sang hè là mùa xuân không rõ rệt khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.

Mặt khác, điều kiện thời tiết, khí hậu của xã Bát Mọt được phân biệt thành 2 vùng riêng biệt, có khí hậu khác nhau do sự chia cắt về địa hình và chênh lệch độ cao. Vùng cao của xã Bát Mọt có 4 thôn, thời tiết khắc nghiệt, giá rét, sương muối nhiều và hanh khô gây rất nhiều khó khăn trong việc gieo cấy các loại cây trồng. Ở vùng này chỉ có thể trồng được các loại cây trồng 1 vụ và năng suất ở mức trung bình. Vùng thấp của xã Bát Mọt bao gồm 4 thôn có điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, có thể trồng được 2 vụ lúa và các loại cây trồng khác.

* Nhiệt độ, không khí: Qua theo dõi nhiều năm của Trạm khí tượng Bái Thượng và Đài khí tượng Thanh Hoá, cho thấy tổng nhiệt độ năm từ 8.0000C-8.6000C.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 230C-240C.

- Nhiệt độ cao nhất năm từ 370C-410C (tháng 5,6,7,8)

- Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm từ 10C-30C (tháng 1,2,3 và 12).

* Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm thấp nhất xảy ra thường vào tháng 1 hoặc tháng 12 (khô hanh) và tháng 5 - 9 (gió Tây khô nóng)

- Độ ẩm trung bình năm từ 85% - 86%

- Độ ẩm trung bình cao 90% - 91%

- Độ ẩm trung bình thấp 75% - 80%

* Độ bốc hơi:

- Lượng bốc hơi hàng năm trung bình 788mm

- Lượng bốc hơi trung bình cao 900mm

- Lượng bốc hơi trung bình thấp 600mm

Bốc hơi nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 8 (thời kỳ rất nóng)

Bốc hơi ít nhất vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

* Gió bão: có hai hướng gió chính

+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9.

+ Bão: Mùa mưa bão tháng 8, 9, 10, mưa lớn hay xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, phá hỏng nhiều cơ sở vật chất, công trình, làm ảnh hưởng đến sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

* Mưa: Tổng lượng mưa (1600 - 2000 mm) phân bố không đều thường tập trung 60 - 80% lượng mưa vào tháng 5 - 10.

- Mưa tiểu mãn vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Kỳ mưa lũ tiếp theo là tháng 7 - 10 gây ra lũ lụt kéo dài gặp nhiều khó khăn trong sản xuất.

- Các tháng ít mưa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau dễ gây ra hạn khô, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết phức tạp, bị ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, mưa tập trung gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét, vùng núi cao hay có sương mù, sương muối. Để khai thác yếu tố có lợi, tránh các yếu tố bất lợi cho sản xuất cần ứng dụng các công thức luân canh, tăng vụ, mở rộng phương thức nông - lâm kết hợp, để tạo môi trường bền vững cho sản xuất.

Đặc thù địa hình thuộc vùng núi cao, nên địa hình cũng rất đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, tạo thành từng vùng riêng biệt.

Với đặc điểm địa hình trên tác động không ít tới quá trình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản....

2. Tài nguyên:

2.1. Đất đai: Diện tích đất đai các loại .

Tổng diện tích tự nhiện là: 20576,18ha

Trong đó: Đất nông nghiệp: 19552,71ha

Đất phi nông nghiệp: 360,21ha

Đất chưa sử dụng: 663,26ha

Đất khác: 597ha

2.2. Rừng: Tổng diện tích rừng trên địa bàn xã là: 18981,41ha: Trong đó

- Rừng sản xuất: 6609,74ha.

- Rừng phòng hộ: 5775,57ha.

- Rừng đặc dụng: 6596,1ha.

2.3. Mặt nước: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 8,72ha (bao gồm hồ, ao) diện tích đang sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

Nguồn nước sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt chủ yếu từ các khe suối, lưu lượng nước chảy các mùa không giống nhau, mùa khô lượng nước hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là các thôn Vịn, Đục và thôn Khẹo.



1. Đặc điểm tự nhiên:

1.1. Vị trí địa lý:

Bát Mọt là xã thuộc vùng cao, vùng sâu của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 66 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 130 km.

Về vị trí tiếp giáp:

Phía Nam giáp xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Phía Tây giáp Cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Phía Đông giáp xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Phía Bắc giáp xã Yên Khương, huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.

1.2. Điều kiện tự nhiên.

Bát Mọt nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa hè khí hậu nóng đặc biệt là sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa Hạ (cuối tháng 4, đến tháng 6 có tới 20-30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh, hay có sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ hè sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét ảnh hưởng đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa đông sang hè là mùa xuân không rõ rệt khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.

Mặt khác, điều kiện thời tiết, khí hậu của xã Bát Mọt được phân biệt thành 2 vùng riêng biệt, có khí hậu khác nhau do sự chia cắt về địa hình và chênh lệch độ cao. Vùng cao của xã Bát Mọt có 4 thôn, thời tiết khắc nghiệt, giá rét, sương muối nhiều và hanh khô gây rất nhiều khó khăn trong việc gieo cấy các loại cây trồng. Ở vùng này chỉ có thể trồng được các loại cây trồng 1 vụ và năng suất ở mức trung bình. Vùng thấp của xã Bát Mọt bao gồm 4 thôn có điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, có thể trồng được 2 vụ lúa và các loại cây trồng khác.

* Nhiệt độ, không khí: Qua theo dõi nhiều năm của Trạm khí tượng Bái Thượng và Đài khí tượng Thanh Hoá, cho thấy tổng nhiệt độ năm từ 8.0000C-8.6000C.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 230C-240C.

- Nhiệt độ cao nhất năm từ 370C-410C (tháng 5,6,7,8)

- Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm từ 10C-30C (tháng 1,2,3 và 12).

* Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm thấp nhất xảy ra thường vào tháng 1 hoặc tháng 12 (khô hanh) và tháng 5 - 9 (gió Tây khô nóng)

- Độ ẩm trung bình năm từ 85% - 86%

- Độ ẩm trung bình cao 90% - 91%

- Độ ẩm trung bình thấp 75% - 80%

* Độ bốc hơi:

- Lượng bốc hơi hàng năm trung bình 788mm

- Lượng bốc hơi trung bình cao 900mm

- Lượng bốc hơi trung bình thấp 600mm

Bốc hơi nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 8 (thời kỳ rất nóng)

Bốc hơi ít nhất vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

* Gió bão: có hai hướng gió chính

+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9.

+ Bão: Mùa mưa bão tháng 8, 9, 10, mưa lớn hay xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, phá hỏng nhiều cơ sở vật chất, công trình, làm ảnh hưởng đến sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

* Mưa: Tổng lượng mưa (1600 - 2000 mm) phân bố không đều thường tập trung 60 - 80% lượng mưa vào tháng 5 - 10.

- Mưa tiểu mãn vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Kỳ mưa lũ tiếp theo là tháng 7 - 10 gây ra lũ lụt kéo dài gặp nhiều khó khăn trong sản xuất.

- Các tháng ít mưa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau dễ gây ra hạn khô, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết phức tạp, bị ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, mưa tập trung gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét, vùng núi cao hay có sương mù, sương muối. Để khai thác yếu tố có lợi, tránh các yếu tố bất lợi cho sản xuất cần ứng dụng các công thức luân canh, tăng vụ, mở rộng phương thức nông - lâm kết hợp, để tạo môi trường bền vững cho sản xuất.

Đặc thù địa hình thuộc vùng núi cao, nên địa hình cũng rất đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, tạo thành từng vùng riêng biệt.

Với đặc điểm địa hình trên tác động không ít tới quá trình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản....

2. Tài nguyên:

2.1. Đất đai: Diện tích đất đai các loại .

Tổng diện tích tự nhiện là: 20576,18ha

Trong đó: Đất nông nghiệp: 19552,71ha

Đất phi nông nghiệp: 360,21ha

Đất chưa sử dụng: 663,26ha

Đất khác: 597ha

2.2. Rừng: Tổng diện tích rừng trên địa bàn xã là: 18981,41ha: Trong đó

- Rừng sản xuất: 6609,74ha.

- Rừng phòng hộ: 5775,57ha.

- Rừng đặc dụng: 6596,1ha.

2.3. Mặt nước: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 8,72ha (bao gồm hồ, ao) diện tích đang sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

Nguồn nước sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt chủ yếu từ các khe suối, lưu lượng nước chảy các mùa không giống nhau, mùa khô lượng nước hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là các thôn Vịn, Đục và thôn Khẹo.